Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Hại con vì chăm con quá lố



Kiểu chăm con “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” không ngờ lại khiến nhiều mẹ chết đứng vì gây nguy hiểm cho con mình.


Xử trí khi trẻ sốt


Cởi bớt quần áo, tã lót và đặt trẻ nằm ở nơi thoáng mát. Không cho nằm phòng máy lạnh hạ nhiệt độ thấp hay máy quạt thổi trực tiếp vào người. Cho uống nước cam, chanh tươi. Sốt cao cần uống thuốc hạ nhiệt.
Sốt là phản ứng của cơ thể và là một triệu chứng thường gặp, nhưng bản chất của mỗi loại sốt có khác nhau. Đa số các trường hợp sốt là do cơ thể mắc bệnh nhiễm khuẩn, tuy vậy, có một số trường hợp tuy mắc bệnh nhiễm khuẩn nhưng không sốt hoặc sốt nhẹ. Mọi lứa tuổi đều có thể bị sốt nhưng đáng quan tâm nhất là trẻ em, trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân đa dạng

5 thời điểm phụ nữ không nên uống trà


(VnMedia) - Chúng ta đều biết rằng uống trà là tốt về cơ thể con người, đặc biệt là đối với phụ nữ, bởi vì trà có thể giúp họ giảm cân và làm đẹp da. Tuy nhiên, nếu bạn uống trà tại thời điểm sai lầm, nó sẽ gây ra tác động xấu đến cơ thể.

Dưới đây là 5 thời điểm phụ nữ tốt nhất không nên tốt hơn không uống trà:

1. Kỳ kinh nguyệt

Vào thời điểm kinh nguyệt hàng tháng, cơ thể tiêu thụ một lượng lớn chất sắt . Do đó, phụ nữ phải bổ sung rất nhiều trái cây và rau quả giàu chất sắt trong thời kỳ này. Tuy nhiên, nếu họ có thói quen uống trà sau khi ăn bữa ăn, acid tannic có trong trà sẽ ngăn chặn sự hấp thụ sắt bởi đường ruột, mà rất nhiều có thể làm giảm mức độ hấp thu sắt.

Trẻ bị tiêu chảy có nên cho ăn cà rốt?



Trẻ bị tiêu chảy có nên cho ăn cà rốt?
 Nhiều bà mẹ khi có con bị bệnh tiêu chảy thường nghiền thật nhiều cà rốt cho con ăn. Liệu điều này có lợi hay có hại cho trẻ?

Theo Ths. Lê Thị Hải, Trung tâm Khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong điều trị tiêu chảy điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước, nhanh chóng điều trị mất nước và chế độ ăn của trẻ.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa



Trong các bệnh nhiễm khuẩn có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ, ngoài nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp còn phải kể đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Thời gian gần đây, số trẻ em nhập viện mắc các bệnh đường tiêu hóa có dấu hiệu gia tăng. Theo thống kê trong 9 tháng của năm 2012 tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ có 285 ca nhập viện, 47 ca tử vong.  Bệnh nhi thường tập trung ở trẻ dưới 3 tuổi, thân hình bụ bẫm. Biểu hiện ban đầu là tiêu chảy, sốt nên gia đình thường tự mua thuốc cho trẻ uống, đến giai đoạn sốc (sốt cao, xuất huyết dạ dày) mới đưa vào bệnh viện.

Trẻ sơ sinh thiếu sắt có thể ảnh hưởng hành vi


Trẻ sinh nhẹ cân (từ 2-2,5 kg) có thể hưởng lợi từ việc bổ sung chất sắt, theo một nghiên cứu mới. Reuters đưa tin, trẻ sơ sinh nhẹ cân thường thiếu sắt, cần bổ sung chất sắt, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về việc chất sắt ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Michigan (Mỹ) khảo sát ở 285 trẻ sơ sinh có cân nặng tương đối thấp. Từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi, một số trẻ được bổ sung chất sắt, trong khi những trẻ khác dùng giả dược. Khi trẻ được ba tuổi rưỡi, các nhà khoa học so sánh chỉ số thông minh (IQ) và hành vi ở những trẻ nhẹ cân với 95 trẻ chào đời có cân nặng bình thường. Không có bất kỳ sự khác biệt nào lớn về chỉ số IQ, song các nhà nghiên cứu lưu ý đến sự khác biệt trong hành vi ở trẻ. Nhiều trẻ dùng giả dược đã có vấn đề về hành vi, chẳng hạn như vấn đề về giấc ngủ và khả năng chú ý. Nghiên cứu cho thấy thiếu hụt sắt khi ở giai đoạn sơ sinh có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi về sau.

Tăng gần 9.000 trẻ sơ sinh so với năm 2011


 Tổng số trẻ sinh ra trong 11 tháng của năm 2012 đã tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, việc lựa chọn giới tính thai nhi khiến tỷ lệ chênh lệch trẻ nam trẻ nữ ngày càng cao.
Mặc dù những cán bộ thuộc lĩnh vực Dân số & Kế hoạch hóa gia đình đã hoạt động “hết công suất” nhưng vẫn không thể kiềm chân được tốc độ phát triển của dân số trong năm Nhâm thìn 2012. Tổng kết 11 tháng đầu năm cho thấy đã có 68.106 trẻ chào đời con số này đã tăng 4.806 trẻ so với cùng kỳ năm 2011. Ước từ nay đến cuối năm toàn thành phố sẽ còn thêm 4.000 trẻ khác chào đời, tức tăng gần 9.000 trẻ so với năm ngoái.

89 trẻ em Trung Quốc được cứu khỏi bọn buôn người


Cảnh sát Trung Quốc vừa giải cứu được 89 trẻ em và bắt 355 nghi phạm, sau khi phá được một loạt đường dây buôn bán trẻ em.

  • Giới chức tại 9 khu vực ở các tỉnh như Phúc Kiến, Vân Nam, Tứ Xuyên, An Huy và Quảng Đông, đã tham gia vào một chiến dịch chung được bắt đầu hôm 18/12 để chống lại mạng lưới buôn người, AFP dẫn lời Chen Shiqu, giám đốc văn phòng chống buôn người của Bộ Công an Trung Quốc.

Phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị dị tật môi và hàm ếch


Phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị dị tật môi và hàm ếch

Từ ngày 21 đến 25/1/2013, Tổ chức Phẫu thuật Nụ cười Việt Nam sẽ phẫu thuật miễn phí cho trẻ em bị dị tật môi và hàm ếch tại BV Hữu Nghị Việt Nam - Cuba.

Ấm áp “Giáng sinh yêu thương” cho các bệnh nhi


Hơn 500 bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện Nhi TƯ đã vô cùng hào hứng và hạnh phúc tham gia chương trình “Giáng sinh yêu thương” với sự tham dự của khách mời - ca sĩ Thái Thuỳ Linh, cùng nhiều món quà tinh thần và vật chất vừa tổ chức mới đây.

Giải pháp tối ưu giúp trẻ 'nâng cấp' hệ tiêu hóa


Mất nước, mệt mỏi, sút cân… là những dấu hiệu thường thấy ở trẻ bị tiêu chảy. Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng, thậm chí có thể gây ra tử vong.


Tiêu chảy ở trẻ, nỗi lo toàn cầu

Gần 40 triệu đồng đến với bé 11 tháng tuổi bị tim bẩm sinh


PV Dân trí thường trú tại Quảng Bình đã trực tiếp trao số tiền 39.744.000 đồng Quỹ nhân ái tuần 01/12/2012 do bạn đọc giúp đỡ đến gia đình anh Lưu Chí Vũ, có hoàn cảnh trong bài: “Bé 11 tháng tuổi tím tái vì bệnh tim bẩm sinh”.
Vẫn hình hài bé nhỏ như chú mèo con, nhưng trong lần gặp lại này chúng tôi đã cảm nhận được những nụ cười, những tiếng gọi mẹ cha bập bẹ của bé Chí Vỹ. Còn nhớ cách đây gần 1 tháng, bé Chí Vỹ mặt mủi xanh xao, làn da tái mét, trông rất đáng thương. Ngày đó, đến nỗi hộp sữa bé cũng nuốt không trôi.




Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Top 10 sản phẩm cho bé mẹ tin dùng nhất tuần 7/12 – 14/12


Tuần qua, các sản phẩm thời trang dành cho bé vẫn được các mẹ quan tâm và tin dùng nhiều nhất. Tuần qua, các mẹ vẫn rất yêu thích chiếc áo choàng ếch dễ thương giá 180.000 đồng dành cho bé. Sản phẩm được làm từ chất liệu dạ ấm áp, mềm mại và tạo [...]
Đánh giá các loại sữa cho bé dưới 1 tuổi
Cách tắm và chọn tã lót cho bé
Cách chọn quần áo cho trẻ sơ sinh
Phối đồ cho bé xinh với sooc
Tuần qua, các sản phẩm thời trang dành cho bé vẫn được các mẹ quan tâm và tin dùng nhiều nhất.

Tắm từng phần cho bé khi trời lạnh

Vào những ngày trời rét, tắm từng phần cơ thể cho bé, trong khi bé vẫn được ủ trong một chiếc khăn tắm to, xù sẽ giúp bé tránh bị lạnh.

Lá xương sông - thuốc cho bé ho đờm

Sự kiện: Tư vấn sức khỏe trẻ em

Bé nhà tôi 15 tháng tuổi. Do thay đổi thời tiết nên bị ho có đờm và thở khò khè suốt.
Hãy để Eva giúp bạn giải đáp những thắc mắc về nuôi dưỡng, chăm sóc con nhé!

Tư vấn dinh dưỡng cho bé đi ngoài phân không “thành khuôn”

xin chào bác sĩ! Con gái tôi 7 tháng tuổi, nặng 7.3 kg, cao 70 cm. Như vậy con tôi thiếu cân nhiều ko ạ? Hiện bé đang bắt đầu tập ăn, bé ăn bột gạo xay thêm cá, rau xanh. Liệu bé đã ăn thêm được thịt hoặc trứng chưa ạ? Tới giờ tôi vẫn chưa dám cho bé ăn vì sợ đường ruột của bé chưa đảm bảo. Bé đi ngoài thỉnh thoảng vẫn chưa “thành khuôn” lắm. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi và cho tôi thực đơn ăn của bé. Tôi cảm ơn! (Hoàng Tuấn Thuận)

Cách tạo tâm lý thoải mái để trẻ hết biếng ăn

Sau hơn 2 tháng tổ chức, cuộc thi "Cùng con vượt qua chứng biếng ăn" đã khép lại. Trong chương trình, nhiều bà mẹ đã tìm ra nguyên nhân khiến con sợ hãi mỗi khi đến bữa và có được những bí quyết giúp trẻ ngon miệng.
Dưới đây là chia sẻ của một số bà mẹ trong chương trình. Đa số các mẹ đều cho rằng, để khắc phục triệt để chứng biếng ăn của bé cần tìm ra nguyên nhân khiến con sợ hãi, chán nản mỗi khi dùng bữa. Đồng thời, cha mẹ cần tạo được tâm lý thoải mái, hứng khởi mỗi khi cho con ăn.

6 lỗi khi lựa chọn bữa sáng cho trẻ


Bữa sáng không phù hợp với thói quen ăn uống cũng sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Có một số lỗi phổ biến mà cha mẹ dễ phạm phải dưới đây.

3 nhóm thực phẩm ăn dặm an toàn

Thực phẩm nhóm 1: Bột ngũ cốc, bột gạo ăn dặm

Bột ăn dặm là thực phẩm hoàn hảo cho giai đoạn tập ăn chất rắn. Các loại bột khi mới ăn dặm (còn gọi là bột ngọt) thường nhạt nhẽo, không gây dị ứng nên dễ để trộn cùng sữa mẹ hay sữa công thức, khiến bột lỏng, ngọt và sánh mịn – kết cấu tuyệt vời cho bé vốn đã quen với sữa.

Chọn thức ăn dặm cho bé


Tác giả : Thạc sĩ, Kỹ sư NGUYỄN THỊ NGỌC THU (Trung tâm dinh dưỡng TPHCM)

Ở nước ta cũng như nhiều nước phát triển trên thế giới, việc chuẩn bị bữa ăn cho trẻ đòi hỏi khá nhiều thời gian. vì vậy sự có mặt của các thực phẩm dinh dưỡng chế biến sẵn cho trẻ ăn dặm trên thị trường đã góp phần tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe cộng đồng. bài viết sau đây xin giới thiệu cho các bà mẹ một số vấn đề cơ bản liên quan đến các loại thức ăn dặm công nghiệp dành cho trẻ.


Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm thì đây là những thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn của bé. 8 loại đồ uống hữu ích nhất cho con yêu Chế độ ăn hợp lí cho bé bị táo bón 6 tháng tuổi là thời điểm bé ăn dặm tốt nhất
Bí đỏ

Bí đỏ là một thực phẩm rất tốt cho bé . Nó dễ xay nhuyễn, có màu sắc đẹp và hương vị ngon nên rất phù hợp với bé. Không chỉ thế, bí đó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, beta-carotene, protein và kali. Bạn có thể cho bé ăn bí đỏ nguyên chất hoặc đóng hộp. Nhưng nhớ đừng cho bé ăn hỗn hợp “bánh bí đỏ” vì nó có thể chứa nhiều đường.


Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Bắt 'bệnh' của bé qua tiếng khóc


Bắt 'bệnh' của bé qua tiếng khóc

Mỗi kiểu khóc của bé có thể được "dịch" khác nhau. Hiểu được tiếng khóc của con là bạn có thể bớt căng thẳng hơn rất nhiều trong quá trình chăm sóc bé.

Ảnh minh họa: Inside.akronchildrens.org.

Babycenter sẽ mang tới cho bạn "chìa khóa" để hiểu được ý nghĩa của từng kiểu khóc ở trẻ sơ sinh.

1. Tiếng khóc của bé rất to, lăp đi lặp lại, và ngày càng to hơn, thậm chí là gào thét, gắt gỏng. Con muốn nói là:

  • a. Con đầy hơi
  • b. Con đói
  • c. Con buồn ngủ
  • d. Con muốn được bế

Câu trả lời đúng là b.

Tiếng khóc vì đói bụng thường lặp đi lặp lại và không dừng cho tới khi bé có được thứ mình muốn - được cho ăn.

Đôi khi, vì gào khóc thái quá khi đói, bé nuốt nhiều không khí, dẫn tới bị đầy hơi và điều này càng khiến bé khó chịu rồi khóc nhiều hơn. Vì thế, ngay khi nhận ra con đói, hãy cho bé ăn, trước khi con bị kích động.

Một số dấu hiệu khác giúp bạn nhận biết con đói là: miệng chóp chép, mút tay, dụi mặt vào ngực mẹ...

2. Ngay khi vừa ăn xong, bé khóc to, dữ dội. Con đang cố gắng cho bạn biết là:

  • a. Con muốn ngủ khi đã ăn no
  • b. Con vẫn đói
  • c. Con cần phải được ợ hơi
  • d. Con muốn được thay tã mới

Câu trả lời đúng là c

Kêu ầm lên ngay khi vừa được cho ăn thường là do đau bụng và bé sẽ khó chịu cho tới khi được ợ hơi. Hãy thử cho con ợ hơi bằng cách vỗ nhẹ lên lưng bé. Hãy lót một chiếc khăn sữa dưới cằm con, đề phòng bé trớ ra, và có thể chọn 1 trong 3 cách sau để giúp bé: Bế bé đứng thẳng và quay mặt vào ngực bạn, cằm tựa lên vai bạn. Giữ bé bằng một tay và đỡ lấy đầu, cổ con, tay kia nhẹ nhàng vỗ lưng bé. Cách 2 là đặt bé lên đầu gối, một tay đỡ ngực bé và nâng cằm, tay kia vỗ lưng nhẹ. Cách 3 là đặt bé nằm úp bụng lên lòng bạn, đầu ngẩng cao hơn ngực

Một số dấu hiệu khác cho thấy bé cần được ợ hơi là bé co đầu gối lên ngực. Hãy giúp con bằng cách đặt bé nằm ngửa, giữ chân con và di chuyển chân như động tác đạp xe.

3. Tiếng khóc của bé có vẻ cáu kỉnh và có thể đan xen giữa tiếng cười và tiếng khóc, thậm chí con gào lên. Bé muốn nói:

  • a. Con bắt đầu thấy đói
  • b. Con cần được ợ hơi
  • c. Con cần được thay tã mới
  • d. Con bị kích thích quá mức

Câu trả lời đúng là d.

Bé đang nhận được quá nhiều kích thích - ánh sáng, âm thanh hay được truyền tay qua hết người này tới người khác. Bé có thể thích như vậy, nhưng khi nó quá nhiều, con sẽ khó chịu.

Một số dấu hiệu nữa là: Bé quay đầu khỏi nơi có quá nhiều kích thích. Nhiều trẻ sơ sinh thích được bảo vệ bằng cách quấn chặt trong tã khi xung quanh quá ồn ào. Nếu bé đã lớn, không thể quấn tã hay không thích điều này, bạn hãy thử bế con tới nơi yên tĩnh hơn để làm dịu bé.

4. Bé khóc ê a, khóc rồi lại nín. Bạn dỗ thì con nín nhưng sau đó lại khóc và cứ đều đều kêu mãi. Bé muốn nói gì?

  • a. Con thực sự mệt và cần đi ngủ
  • b. Con thấy buồn chán và muốn làm điều gì đó khác
  • c. Con bị đau bụng
  • d. Con gặp vấn đề về tiêu hóa

Câu trả lời đúng là a.

Bố mẹ thường bỏ qua tiếng khóc buồn ngủ của con, nhất là khi nó rơi vào thời gian họ không mong đợi. Có những ngày bé lúc nào cũng buồn ngủ, có thể do giai đoạn phát triển hay đơn giản là con mệt. Thậm chí nếu con bạn vừa có một giấc ngủ ngắn một giờ trước, mà bé vẫn ê a khóc thì có thể là con vẫn chưa ngủ đủ và cần ngủ tiếp.

Dấu hiệu khác: Bé dụi mắt, khóc trong khi mắt nhắm và ngáp.

5. Âm thanh con khóc có vẻ lạ, khác hẳn mọi lần bạn từng nghe. Bé muốn nói với mẹ là:

  • a. Con mọc răng
  • b. Con thấy mệt
  • c. Con bị ốm
  • d. Con muốn được bế và âu yếm

Câu trả lời đúng là c.

Tiếng khóc của một em bé bị ốm khác hẳn tiếng khóc do đói hay buồn chán. Nếu bạn thấy tiếng khóc của con có vẻ khác lạ, hay bé không thể ngưng khóc suốt vài giờ, hãy tin vào bản năng của bạn và gọi cho bác sĩ.

Dấu hiệu khác là: Bé sốt, bé không muốn ăn, bé ngủ li bì hay khó ngủ, lượng nước tiểu ít hay có những hành vi khác thường ngày.

6. Bạn đã cố gắng vận dụng tất cả các cách nhưng vẫn không thể dỗ được tiếng khóc to, liên tục của con. Và điều này không xảy ra một lần. Con khóc như thế hằng ngày và kéo dài nhiều giờ. Con muốn nói với mẹ là:

  • a. Con mắc hội chứng Colic - khóc dạ đề
  • b. Con cần được chơi đùa nhiều hơn
  • c. Con đói
  • d. Con quá mệt

Câu trả lời đúng là a.

Colic - Hội chứng quấy khóc kéo dài là một thuật ngữ được dùng để mô tả việc một em bé khỏe mạnh khóc quá nhiều. Nếu con bạn dưới 5 tháng tuổi và khóc nhiều hơn 3 giờ một ngày, hơn 3 ngày tronng một tuần, hơn 3 tuần trong một đợt, thì có lẽ bé bị Colic. Đây không phải là một bệnh và không gây hại về sức khỏe lâu dài cho bé nhưng làm cả bé và bạn đều mệt.

Dấu hiệu khác: Ở hội chứng Colic, hầu hết các bé sơ sinh đều khóc không lý do rõ ràng, đặc biệt là vào đầu buổi tối.

Khi khóc, trẻ với hội chứng này thường quấy gắt, ôm chặt bụng, đạp chân, khóc thét lên khiến nhiều bố mẹ dễ nhầm là con bị đau bụng.

Nếu bạn quá mệt và chán nản vì con khóc quá nhiều, sẽ không có vấn đề gì khi bạn đặt con xuống một nơi an toàn và đi bộ vài phút để hít thở.

Tin tốt là, điều này sẽ không kéo dài mãi, thường kết thúc sau khoảng 6 đến 8 tuần và giảm dần trong vòng 3-4 tháng.

Bị chế giễu, cô bé giảm 30kg


Mới 9 tuổi nhưng trọng lượng bé gái này đạt đến 84 kg, cho đến khi em cảm nhận được sự chế giễu của mọi người bủa vây mình...
Breanna Bond chỉ mới 9 tuổi nhưng trọng lượng đạt đến 84 kg. Điều này không chỉ làm cho bé cảm thấy khó thở mà còn không thể di chuyển một cách tự do, thoải mái. Không những thế, em còn trở thành mục tiêu chế diễu của những người xung quanh khiến em phải trải qua những cảm xúc đau đớn, buồn chán.


  • "Tất cả mọi người ở trường luôn luôn gọi tôi là cô béo đần độn" - Em nói trong chương trình "Good Morning America", theo báo cáo của ABC News.
  • Breanna trước và sau khi giảm cân
  • Breanna bắt đầu có vấn đề với trọng lượng cơ thể từ khi còn nhỏ. Từ khi học mẫu giáo, em đã đạt 45kg, gần gấp ba lần trọng lượng lý tưởng của một em bé cùng tuổi. Tình trạng đó khiến em mất đi sự nhanh nhẹn khi bạn bè vui vẻ chạy nhảy trong sân chơi.
  • "Bác sĩ nhi khoa giúp cải thiện tình trạng của em trong những ngày đầu tiên luôn nói rằng Breanna sẽ phình to hơn nữa" - mẹ của cô bé, chị Heidi Bond, kể lại.

  • Quá lo ngại về sức khỏe thể chất và tâm lý của con gái mình, Heidi đã tìm đến một bác sĩ khác. Breanna trải qua một loạt các xét nghiệm y tế khác nhau, từ khả năng rối loạn tuyến giáp, bệnh tiểu đường, đến rối loạn hệ thống và dị ứng nội tiết. Tất cả kết quả đều bình thường", chị Heidi cho biết thêm.
  • Một hình ảnh khác của Breanna cho thấy rõ nỗ lực của em và gia đình
  • Heidi và chồng cô đã không bỏ cuộc. Họ quyết định chiến đấu vì hạnh phúc của Breanna theo cách riêng của mình. Họ cùng con gái bắt đầu với chương trình tập thể dục thường xuyên: đi bộ xung quanh khu nhà 6 km mỗi ngày.

  • "Không ai được phép hủy bỏ chương trình tập thể dục đó. Chúng tôi cứ thế đi bộ mỗi ngày, cho dù đêm hay ngày, mưa, nắng hay sương mù. Không có gì có thể ngăn chặn những nỗ lực của chúng tôi. Không có chính sách khoan dung cho chế độ tập luyện này", chị nói.

  • Đặc biệt là đối với Breanna, chương trình đi bộ cùng với việc chạy trên máy chạy bộ 1 giờ và 15 phút mỗi ngày, và tham gia các câu lạc bộ bóng rổ và bơi lội.
  • Tuy nhiên, họ nhận ra rằng tập thể dục không thôi là không đủ. Họ cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày của con gái. Để chắc chắn, Breanna không được ăn hơn 20 gam chất béo mỗi ngày.

  • Cam kết và quyết tâm đó hóa ra đã thực sự đem lại hoa thơm trái ngọt. Trong một thời gian ngắn, Breanna giảm 16 kg. Trong chưa đầy một năm, em đã có thể giảm tới 30 kg. Giây phút hạnh phúc nhất là khi cháu có thể giảm cân và có thể di chuyển một cách thoải mái", Breanna vui sướng nói.
  • Gia đình em đã vô cùng cảm thấy may mắn khi thấy Breanna với hình ảnh khỏe mạnh và tự tin. "Hy vọng rằng Breanna có thể truyền cảm hứng cho tất cả trẻ em có vấn đề về trọng lượng trên thế giới. Rằng tất cả đều có thể đạt được, chỉ cần có thêm một đôi giày và một động lực mạnh mẽ" cha của Breanna nói thêm.
  • Họ cũng chia sẻ những lời khuyên nhỏ đối với các bậc cha mẹ luôn quan tâm đến sức khỏe con cái thông qua việc luyện tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh. "Đừng bao giờ bỏ cuộc trong nỗ lực chăm sóc sức khỏe của con trẻ, đừng đánh cược cuộc sống của chúng bằng sự lơ là của chúng ta", cha Breanna nói thêm.

Ăn sữa chua phải đúng cách


Sữa chua là một trong các sản phẩm sữa lành mạnh và đã trở thành một thức uống phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sữa chua có nhiều lợi ích như bổ sung canxi và rất tốt tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bạn dùng sữa chua không đúng cách không chỉ không đạt được hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe mà có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Dưới đây là những ai lầm khi dùng sữa chua:
Sữa chua cũng giống nước sữa chua?

Hiện nay, trên thị trường không chỉ có sữa chua mà còn có các loại nước sữa chua. Nhiều người nghĩ rằng, nước sữa chua cũng giống như sữa chua nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Thực tế, nước sữa chua cũng là một loại nước uống giải khát, hàm lượng dinh dưỡng trong có trong nước sữa chua chỉ bằng 1/3 của sữa chua.
  • Dùng nhiều sữa chua giúp bạn khỏe mạnh
  • Quan điểm này là sai lầm. Nếu bạn dùng nhiều sữa chua, dẫn đến sự dư thừa axit, sẽ ảnh hưởng đến sự tiết các men tiêu hoá, làm giảm sự thèm ăn của bạn, cũng như phá hủy sự cân bằng điện giải trong cơ thể.
  • Đặc biệt là những người ăn quá nhiều sữa chua sẽ bị lạnh bụng, chướng bụng. Đối với những người khỏe mạnh chỉ nên ăn 250 đến 500 gram mỗi ngày.
  • Sữa chua có nhiều dinh dưỡng hơn so với sữa
  • Nhiều người cho rằng, sữa chua chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn sữa. Tuy nhiên, trong thực thế hàm lượng dinh dưỡng trong hai loại này là như nhau. Tuy nhiên, sữa chua dễ tiêu hóa và hấp thụ, làm tăng sự sẵn có của các chất dinh dưỡng của nó.
  • Ngoài ra, hầu hết đường trong sữa là đường lactose. Một số người lớn thiếu lactase trong  đường ruột, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu và sử dụng lactose. Do đó, họ sẽ cảm thấy khó chịu trong dạ dày hoặc bị tiêu chảy sau khi uống sữa, những biểu hiện này chứng tỏ họ không nạp được lactose từ sữa. Trong trường hợp này, họ có thể dùng sữa chua như một sự thay thế tốt cho sữa.
  • Sữa chua có thể kết hợp với các thực phẩm khác
  • Sữa chua có thể kết hợp với các thực phẩm để tăng chất dinh dưỡng ví dụ như trong bữa sáng bạn có thể dùng sữa chua với bánh mì hoặc món tráng miệng, nó không chỉ cung cấp cho bạn hương vị thơm, ngon mà có cung cấp chất dinh dưỡng phong phú. Tuy nhiên nếu bạn kết hợp sữa chua một số sản phẩm thịt có hàm lượng chất béo cao như xúc xích, thịt hun khói, các sản phẩm đông lạnh chế biến từ thịt, thuốc kháng sinh…có thể gây táo bón, các bệnh về dạ dày và thậm chí gây ung thư.
  • Bên cạnh những sai lần trên, cũng có một số sai lầm khác khi sử dụng sữa chua, chẳng hạn như sữa chua có thể thỏa mãn cơn đói của bạn, sữa chua là tốt cho cả trẻ em và người lớn.... Tuy nhiên, trong các trường hợp bạn bị tiêu chảy, tiểu đường và trẻ em dưới 1 tuổi thì không nên ăn sữa chua. Vì vậy, chúng ta cần phải đặc biệt chú ý các sai lầm này và tìm hiểu làm thế nào để uống sữa chua đúng cách.
  • Sữa chua rất cần thiết cho sức khỏe, nhất là loại trong thành phần có thêm vi sinh hữu ích, vì bên cạnh tác dụng nhuận tràng, lượng vi sinh là phương tiện an toàn cho cơ tạng còn rất nhạy cảm của trẻ em để tương tranh với hàng trăm chủng loại vi sinh độc hại lúc nào cũng chực chờ trong khung ruột. Tuy nhiên, thành phần vi sinh hữu ích trong khung ruột có chung một nhược điểm là rất mong manh. Các thành phần này rất dễ thất thoát nếu trẻ phải dùng thuốc kháng sinh lâu ngày. Chúng thậm chí hao hụt rất nhanh trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, khi trẻ bị căng thẳng. Chính vì thế mà trẻ nên ăn sữa chua sau bữa sáng vì đó là thời điểm tốt nhất để tăng cường sức đề kháng.

Xin đừng bất cẩn, lơ là!



Cái chết của bé trai 5 tuổi do ngã từ nhà cao tầng trên đường Ngô Gia Tự (TPHCM) ngày 12-12 thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động khi trung bình mỗi năm ở nước ta có hơn 7.000 trẻ chết do tai nạn, thương tích

Theo thống kê của Cục Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH), trong những năm gần đây, tần suất tử vong do tai nạn, thương tích ở trẻ em có xu hướng tăng lên.
Mỗi ngày có 20 trẻ tử vong
Năm 2010 có 7.460 trẻ em và trẻ vị thành niên chết do tai nạn. Từ năm 2006 đến nay, năm nào cũng có khoảng 3.500 trẻ em bị chết đuối, 2.000 trẻ chết do tai nạn giao thông, còn lại là chết do bị ngã, ngộ độc, phỏng, ngạt...
Theo nhận định của cơ quan chức năng, tỉ suất tai nạn, thương tích ở Việt Nam cao hơn so với các nước trên thế giới. Nguyên nhân được xác định là do trẻ thiếu kỹ năng phòng chống tai nạn, sự thiếu ý thức của người lớn và nguyên nhân từ môi trường xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn cho trẻ.


  • Hiện trường vụ tai nạn cháu bé rơi từ lầu 5 chung cư Ngô Gia Tự tử vong vào ngày 12-12. Ảnh: XUÂN DANH
  • Ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Chăm sóc - Bảo vệ trẻ em, cho rằng vấn đề trẻ em ngã từ trên tầng cao xuống đã được cơ quan chức năng cảnh báo cho người dân rất nhiều lần. Nhiều vụ tai nạn chết người thương tâm ở trẻ nhỏ tương tự đã xảy ra tại Hà Nội và TPHCM nhưng dường như các bậc phụ huynh vẫn còn rất bất cẩn và lơ là.
  • Theo khuyến cáo của ông Nguyễn Trọng An, các bậc cha mẹ không được rời mắt khỏi trẻ dưới 6 tuổi. Đi đâu, làm gì phải có người khác trông; tuyệt đối không được để trẻ ở nhà hay tự chơi một mình.
  • Tạo môi trường, kỹ năng an toàn
  • Số liệu thống kê cho thấy có đến 60% số vụ tai nạn, thương tích ở trẻ nhỏ xảy ra trong gia đình và xung quanh nhà. Riêng trẻ ngã bị thương tích chiếm tỉ lệ cao nhất trong tai nạn ở trẻ, cao hơn cả tỉ lệ trẻ bị tai nạn giao thông. Đối với trẻ bị ngã từ nhà cao tầng xuống đất, số vụ xảy ra không nhiều, chủ yếu ở các TP lớn, tuy nhiên, những vụ việc này thường rất thương tâm, nặng nề.
  • Trong phòng ngừa tai nạn, thương tích ở trẻ nhỏ, quan trọng nhất vẫn là vai trò của gia đình. Các bậc làm cha mẹ phải nâng cao nhận thức, ý thức, luôn để mắt và quan tâm đến trẻ, không để trẻ tự ý đi ra cầu thang, lan can, bờ ao. Ngoài ra, cần tạo một môi trường an toàn, ngôi nhà an toàn cho trẻ từ các việc nhỏ nhất như phích nước nóng, dao, thuốc uống, cầu thang, lan can, cửa sổ, khung chấn song... Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa từ các cơ quan chức năng để đưa ra các khuyến cáo, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi người để xây dựng một môi trường an toàn cho trẻ.
  • Theo ông An, cần trang bị, hỗ trợ cho trẻ những kỹ năng an toàn từ lúc nhỏ, đó là phải dạy trẻ biết bơi, biết đi xe đạp an toàn, tham gia giao thông an toàn. Cuối cùng là phải có các văn bản pháp luật quy định chặt chẽ về vấn đề này. Trong các văn bản đó phải có những chế tài nghiêm minh để xử lý các hành vi vi phạm, gây nguy hiểm cho cộng đồng. “Chỉ có như vậy, mới giảm đến mức thấp nhất các vụ tai nạn, thương tích, dẫn đến những cái chết thương tâm không đáng có đối với trẻ em” - ông An nói.

Chiếc xe đạp đầu đời cho bé


Chiếc xe đạp đầu đời cho bé


Hai tuổi rưỡi là độ tuổi hợp lý để các bé làm quen với xe đạp. Mục tiêu hàng đầu của bạn khi mua xe cho bé là sự an toàn và thoải mái với trẻ.
Tập đi xe đạp là một trong những hoạt động rất thú vị đối với trẻ con. Trên thị trường có rất nhiều loại xe để bạn lựa chọn. Khi mua xe cho trẻ mầm non, bạn nên dẫn chính bé hoặc một anh chị tiểu học đi cùng để thử xe. Có rất nhiều xe đạp trẻ em bị nhà sản xuất làm lỗi, ví dụ bàn đạp có vấn đề khiến bé nhà bạn không thể đạp được cả vòng.

  • Hai tuổi rưỡi là độ tuổi hợp lý để các bé làm quen với xe đạp. Ban đầu, bạn có thể mua một chiếc xe hai bánh không bàn đạp để bé tập giữ thăng bằng. Ở độ tuổi này, đa số các bé chưa có kỹ năng đạp xe nên chưa thật sự cần đến bàn đạp. Công việc của bé chỉ là ngồi lên xe và kéo lê chân theo. Chiếc xe này có thể giúp bé tập làm quen với việc cầm ghi-đông xe, đi càng xa càng tốt, tập vòng trái, vòng phải. Kỹ năng cầm ghi-đông giữ thăng bằng rất quan trọng để sau này bé dễ dàng điều khiển một chiếc xe bình thường. Ngoài ra, chiếc xe không bàn đạp thường nhỏ và dễ điều khiển. Con nít vốn chóng chán, khó có thể ngồi lâu trên yên xe. Mua chiếc xe nhỏ, bạn sẽ dễ dàng mang vác đi xa.

  • Một số mẫu xe đạp cho bé


  • Xe ba bánh phù hợp với bé 2-3 tuổi. Nhược điểm của chiếc xe ba bánh là bé phải biết đạp, điều mà không phải em bé dưới 3 tuổi nào cũng làm được. Nhiều bé dưới 3 tuổi chỉ có thể đạp được nửa vòng. Chiếc xe ba bánh phù hợp hơn với những em bé 3-4 tuổi.

  • Khi mua xe cho bé, bạn nên chú ý kiểm tra độ chắc chắn và an toàn của khung xe, bàn đạp, bánh xe... Nguyên tắc chung khi chọn xe đạp với tất cả mọi người là thử khoảng cách từ yên xe đến ghi-đông sao cho việc cầm ghi-đông thật thoải mái, người đi không phải rướn tay quá mức cũng như không phải co tay lại, rất dễ gây mỏi. Khi ngồi trên yên xe, bàn chân phải chạm được mặt đất. Bạn có thể nhở người bán xe hoặc tự mình điều chỉnh độ cao của yên xe cho phù hợp với chiều cao của bé.

  • Theo những người bán xe đạp, với bé 2-4 tuổi, bố mẹ nên chọn mua xe có đường kính bánh xe khoảng 30 cm. Bé từ 4 đến 6 tuổi thì đường kính bánh xe cỡ 40 cm, 6-8 tuổi là 50 cm và 8-10 tuổi là 60 cm.

Nhiều trẻ dậy thì sớm


Nhiều trẻ dậy thì sớm

Dậy thì sớm ở trẻ đang trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện nay. Tình trạng “đi trước một bước” này không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ mà còn khiến trẻ này chịu nhiều thiệt thòi
Tại Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương (Hà Nội), bố mẹ bé N.M.Q, ở Hải Phòng không khỏi ngỡ ngàng khi nghe bác sĩ thông báo cậu con trai của anh chị phải điều trị chứng dậy thì sớm. Bố bé Q. cho biết mới hơn 9 tuổi nhưng Q. đã có thân hình vạm vỡ, cao lớn, giọng nói ồm ồm, đặc biệt, gần đây gia đình phát hiện thấy cháu có biểu hiện bất thường ở bộ phận sinh dục nên vội vàng đưa con đi khám.
4 - 5 tuổi đã dậy thì?
Trò chuyện với bác sĩ, chị H.T. L - Hà Nội kể từng cảm thấy rất tự hào khi cô con gái học lớp 2 đã phổng phao với chiều cao 138 cm, nặng 30 kg. Theo chị L., lúc 5 - 6 tuổi, thấy bé T. lớn nhanh chị cho rằng đó là bình thường vì “cháu khỏe, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cơ thể phát triển cũng là chuyện... dễ hiểu”. “Thế nhưng từ khi lên 7 tuổi, “vòng 1” của cháu bắt đầu có phát triển và đến giờ trông như một thiếu nữ 13 - 14 tuổi, trong khi các bộ phận khác của cơ thể cháu vẫn bình thường, vẫn chưa có kinh nguyệt. Ngay cả người anh trai T., hơn em gái 3 tuổi, chiều cao cũng chỉ tương đương cô em”- chị L. lo lắng.

  • Dinh dưỡng hợp lý cũng là biện pháp hạn chế tình trạng dậy thì sớm ở trẻ.
  • Trong ảnh: Khám, tư vấn dinh dưỡng tại Viện Dinh dưỡng quốc gia
  • Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hùng, Trưởng Khoa Nội tiết 2 (BV Nội tiết Trung ương), những trường hợp khám vì chứng dậy thì sớm ngày càng nhiều. Có những bé gái mới 4- 5 tuổi nhưng đã đầy đủ đặc điểm của một thiếu nữ ở tuổi dậy thì.
  • PGS-TS Nguyễn Thị Hoàn, Khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền (BV Nhi Trung ương), cho hay tuổi dậy thì bình thường được cho là “nữ thập tam, nam thập lục”, tức gái 13, trai 16. Tuy nhiên với cuộc sống hiện đại, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa thay đổi nhanh chóng, độ tuổi bắt đầu dậy thì của cả nam lẫn nữ đều có xu hướng giảm dần. “Hiện nay, nếu bé gái trước 8 tuổi đã phát triển tuyến vú, có lông mu, thậm chí có kinh nguyệt; bé trai trước 10 tuổi mà dương vật to, có trứng cá, ria mép… thì được coi là dậy thì sớm”- PGS-TS Hoàn nói.
  • Dễ bị thấp lùn
  • Theo PGS-TS Hoàn, qua thăm khám, các bác sĩ cũng phát hiện có những bé gái mới 2-3 tuổi mà bầu ngực nhô cao hay bé trai 2 tuổi mặt đầy trứng cá, bộ phận sinh dục phát triển… “Trẻ có các biểu hiện “bất thường” này là do nội tiết từ mẹ truyền sang hoặc do u não gây sự tăng tiết một hoóc-môn ở vùng dưới đồi tuyến yên”- PGS-TS Hoàn giải thích.
  • Bác sĩ Hùng cảnh báo đối với những trẻ dậy thì sớm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Khi trẻ dậy thì, các bộ phận sinh dục sẽ phát triển và kéo theo nhu cầu về sinh lý. Nếu trẻ mắc chứng dậy thì sớm, sinh lý dễ bị kích thích mạnh mẽ trong khi tâm lý chưa hoàn thiện. Điều này dễ khiến trẻ tò mò, không kiểm soát được hành vi của mình. Hơn nữa, ở trẻ dậy thì sớm, trẻ sẽ lớn nhanh hơn so với các bạn cùng lứa nhưng chỉ sau vài năm các đầu xương “già” nhanh khiến trẻ không thể phát triển chiều cao. Nguyên nhân là do hoóc-môn sinh dục kích thích sự phát triển của xương khiến các đầu xương bị cốt hóa sớm, không còn sụn để xương tiếp tục “dài” ra và trẻ có thể không đạt chiều cao tối đa khi trưởng thành.

Khó như dỗ con đi ngủ


Khó như dỗ con đi ngủ

Chị Minh Phương (quận 7, TP HCM) than thở, không biết làm cách nào để dụ cậu con trai 4 tuổi đi ngủ. 21h hàng đêm chị đã cho bé lên giường, tắt hết đèn.
Vào giường, bé Bi vẫn cứ ê a nói, đến 23h mệt quá thì lăn ra ngủ. Mẹ dỗ con ngủ bằng cách kể chuyện. Kể hết chuyện này đến chuyện khác mà bé vẫn tỉnh như sáo trong khi mẹ mệt lả, nhiều hôm chị Phương nản, chẳng buồn kể chuyện nữa.

Theo thạc sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính (cơ sở tại TP HCM), các bé trai thường bướng bỉnh, nghịch ngợm hơn bé gái nên ngủ khó hơn. Tuy nhiên, nếu bố mẹ biết cách thì vẫn có thể khiến các bé đi ngủ đúng giờ.


Ngủ đúng giờ và ngủ đầy đủ là cách hữu hiệu để đảm bảo sức khỏe cho bé. Ảnh: Kim Kim.

Những nguyên tắc chung để trẻ ngủ đúng giờ

Trước hết, muốn trẻ đi ngủ đúng giờ, bố mẹ phải thực hiện nghiêm túc thời khóa biểu ăn ngủ trong ngày của bé. Để bé dễ đi vào giấc ngủ, bố mẹ nên duy trì những thói quen nhất định, như là những tín hiệu để bé hiểu đã đến lúc phải đi ngủ. Ví dụ đánh răng, rửa mặt, rửa tay chân, thay quần áo trước khi đi ngủ.

Để dụ con nít ngủ, bản thân người lớn cũng phải hy sinh công việc và các thói quen làm việc buổi tối của mình, nhất là ở những gia đình có không gian sống chật hẹp. Nếu mẹ đã cho bé lên giường, đóng cửa phòng lại nhưng ở bên ngoài, ông bà hay bố vẫn để đèn sáng, vẫn xem tivi thì bé khó mà ngủ ngay, vẫn ngó nghiêng ra ngoài. Rất nhiều gia đình đã phải chọn giải pháp cho con ngủ say, rồi bố mẹ mới lại dậy làm tiếp các công việc đang dang dở của mình.

Chuẩn bị ngủ là thời gian hạnh phúc nhất trong ngày của bé

Các mẹ, các bà thường hát ru ngủ những bé dưới hai tuổi. Bé lớn hơn một chút thì được nghe kể chuyện, đọc thơ. Thạc sĩ Thúy khuyên bố mẹ không nên kể hết chuyện này đến chuyện khác, nên quy định mỗi tối chỉ kể cho bé nghe một câu chuyện: “Trẻ nhỏ rất khôn, được đằng chân sẽ lân đằng đầu, nếu bố mẹ dễ dãi, bé sẽ lấn tới ngay”. Bạn đồng ý kể một, rồi kể hai chuyện thì bạn sẽ phải kể mãi cho đến khi bạn mệt chứ không phải là bé chán như trường hợp của chị Minh Phương.

Với các bé đi học mầm non, thời gian được bố mẹ chăm sóc trước khi ngủ chính là giai đoạn hạnh phúc nhất trong ngày. Vì thế, bố mẹ đừng bao giờ biến thời gian này thành ác mộng với bé. Để dụ bé ngủ, bố mẹ không nên đem những ngáo ộp, quái vật… ra dọa bé. Theo các chuyên gia, khi bị dọa dẫm, bé có thể sợ hãi, dẫn đến giấc ngủ không sâu, không có lợi cho thần kinh và các hormone tăng trưởng. Mặt khác, có những bé rất tinh, phát hiện ra đó không phải là sự thật, bé sẽ không tin vào những đe dọa sau này của bố mẹ.


  • Ngược lại, bạn hãy nói với bé về những lợi ích mà giấc ngủ mang lại. Một bà ngoại có cháu 4 tuổi học trường mầm non Hoa Quỳnh (phường Tân Định, quận 1, TP HCM) chia sẻ kinh nghiệm: Mỗi ngày bà đều hỏi bé thích gì và bà nói bé sẽ đạt điều đó nếu đi ngủ sớm. Cháu gái của bà thích cao. Bà đã bảo với cháu trước khi đi ngủ: “Cháu ngủ sớm, lớn lên cháu sẽ cao như các cô người mẫu”. Sáng ngủ dậy, bé hỏi: “Bà ơi cháu có cao lên không”, bà trả lời: “Cháu cao lên một chút rồi đó” khiến bé rất vui vẻ mỗi khi được đi ngủ.

  • Sự thật thì người bà này cũng không hề nói dối cháu, bởi vì khi trẻ ngủ, hormone tăng trưởng tiết ra nhiều gấp 3 lần lúc thức. Thời gian hoạt động mạnh nhất của các hormone này là khoảng 22-24h. Các bé đi ngủ từ 21h sẽ có nhiều cơ hội phát triển chiều cao hơn những bé đi ngủ muộn.

  • Khó khăn với cả giấc ngủ trưa

  • Bé Phương Anh (4 tuổi, con anh Lê Quảng, nhà ở quận Phú Nhuận, TP HCM) ngủ tối rất dễ nhưng cho bé đi ngủ trưa lại là một vấn đề lớn với gia đình. Ngày thường đi mẫu giáo, bé vẫn ngủ như các bạn. Đến chủ nhật, cả gia đình đánh vật với bé. Cả nhà ăn cơm xong, lên giường, cô bé vẫn chạy lung tung trong phòng. Bố mẹ đánh đòn, giả bộ giận, bé vẫn không chịu ngủ ngay. Nhiều hôm bé ngủ trưa từ lúc… 4h chiều. Có hôm bé chơi đến tận đến 6h tối, mệt quá mới lăn ra ngủ.

  • Ở lớp học, giờ ngủ trưa của các bé đều rất chuẩn, các bé ăn trưa tầm 10h30, sau đó đi ngủ. Vào ngày nghỉ, giờ giấc sinh hoạt của các gia đình cũng “cao su” hơn. Buổi sáng, bố mẹ ngủ nướng, bữa trưa bị ăn muộn hơn. Chưa kể rất nhiều gia đình tranh thủ ngày nghỉ bày biện nấu nướng hay đi chơi, thăm hỏi bạn bè nên bé bị quá giấc trưa và không chịu ngủ nữa.

  • Theo các chuyên gia, nếu trẻ mầm non không ngủ trưa mà 6h tối đã đi ngủ thì bố mẹ nên để yên cho bé ngủ đến sáng, không cần thiết phải đánh thức dậy để cho ăn nốt bữa tối hay bữa sữa đêm. Bố mẹ tuyệt đối không ép con ngủ bằng cách đánh đòn. Trở lại với trường hợp của bé Phương Anh, những hôm bị bố đánh đòn ép ngủ, lúc tỉnh dậy, bé nhất quyết không chịu nói chuyện với bố. Anh Quảng lại phải ngọt nhạt dỗ dành, cô con gái mới nguôi ngoai, mỉm cười.

  • Đối với những trẻ từ 3 tuổi trở lên, ban ngày các bé rất sung sức, chơi và hoạt động luôn chân tay rất tiêu hao sức lực, nên buổi tối sẽ ngủ ngon. Chỉ cần ngủ đủ ban đêm, chất lượng giấc ngủ tốt là có thể đảm bảo cho sự phát triển của bé. Cho nên, nếu bé không có nhu cầu ngủ trưa thì bố mẹ không cần phải ép bé đi ngủ, có thể cho bé chơi nhẹ nhàng ở trên giường.

  • Nếu bố mẹ đã không thể duy trì nền nếp như ở trường thì cũng không nên ép bé ngủ trưa bằng mọi cách. Cha mẹ vừa mệt mỏi bực mình mà các bé lại có những trải nghiệm không vui vẻ.

Cách nhận biết và chăm sóc trẻ viêm phổi

Cách nhận biết và chăm sóc trẻ viêm phổi

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), không ít trường hợp viêm phổi nhập viện muộn khiến trẻ nguy kịch, thậm chí tử vong. Bác sĩ Trần Anh Tuấn, trưởng khoa Hô Hấp, hướng dẫn phụ huynh các dấu hiệu nhận biết bệnh này. Đếm nhịp thở của trẻ để phát hiện viêm phổi Dấu hiệu đầu tiên của bé bị viêm phổi là tình trạng ho kéo dài dưới 30 ngày. Trong thời gian này, bé có thể diễn tiến thành viêm phổi với biểu hiện sớm nhất là thở nhanh.


  • Viêm phổi là bệnh khiến trẻ nhập viện và tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Ảnh: Thiên Chương Trẻ dưới 2 tháng tuổi được cho là thở nhanh khi bé thở từ 60 lần trong một phút trở lên. Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi có nhịp thở 50 lần trong một phút trở lên và trẻ từ 1-5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần trở lên trong một phút. Cách đếm nhịp thở đơn giản nhất là cho trẻ nằm yên, không cho bú và tốt nhất là khi bé ngủ. Người lớn đặt tay trên ngực bé hoặc quan sát bằng mắt. Mỗi lần ngực trẻ phình lên được tính là một nhịp. 
  • Phụ huynh có thể bấm đồng hồ để tính giờ. Khi nào nên đưa bé đến bệnh viện Theo bác sĩ Tuấn, cứ 4 trẻ viêm phổi cấp tính thì có một trường hợp sưng phổi, cho nên phụ huynh không nên chủ quan. Trong trường hợp phát hiện trẻ thở nhanh, phụ huynh nên đưa con đến ngay bệnh viện để được điều trị. Nếu được khám ngay thì khả năng hồi phục nhanh có thể lên đến 90%. 
  •  Dấu hiệu trẻ nguy kịch là khi hít thở co lõm lồng ngực và thở rất nhanh. Các biểu hiện trước đó thường là trẻ không uống được, bỏ bú, bú kém, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở có tiếng rít. Một số sai lầm thường thấy của phụ huynh là thấy con bị ho thì quấn kín người, đặc biệt là vùng ngực để giữ ấm cho bé. Cách làm này khiến khó quan sát tình trạng bệnh trở nặng. Cách chăm sóc tại nhà Tiếp tục cho trẻ ăn hoặc bú, tuyệt đối không kiêng ăn. Uống nước nhiều là việc làm cần thiết giúp bé thông đàm.
  •  Nên giữ vệ sinh và làm thông thoáng mũi cho trẻ. Hạn chế cho uống nước quá lạnh hoặc nằm phòng lạnh. Giảm ho, đau họng cho trẻ bằng thuốc an toàn. Không nên lạm dụng kháng sinh, không tự mua thuốc cho trẻ uống và cũng không nên thấy trẻ hết ho thì cắt liều mà phải cho bé uống đủ liều của bác sĩ. Nên đưa trẻ theo hẹn của bác sĩ. Trong trường hợp trẻ đột nhiên khó thở, trở mệt thì phải đưa bé trở lại bệnh viện ngay mà không cần đợi đến đúng hẹn tái khám.

Sữa Meiji Nhật Bản nghi nhiễm xạ không có ở VN

Sữa Meiji Nhật Bản nghi nhiễm xạ không có ở VN

Ngày 13.12, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, thông tin sữa Meiji Nhật Bản bị nhiễm xạ có thể có ở VN là không chính xác.

  • Theo văn bản chính thức của Văn phòng đại diện Meiji Co.Ltd tại VN ngày 12.12.2012 gửi Cục An toàn thực phẩm, đã khẳng định: “Đây là thông tin hoàn toàn không có và không đúng sự thật” và “các thông tin hiện nay một số phương tiện thông tin đang truyền tải là các thông tin có nguồn gốc từ Trung Quốc, họ đã đăng tải lại nội dung này của 1 năm trước- vào ngày 6.12.2011, khi công ty chúng tôi chủ động thông báo với các phương tiện thông tin về vấn đề phát hiện đối với sữa Meiji Step (850gr) tại thị trường Nhật Bản”.
  •  Trước tình hình đó, Cục An toàn thực phẩm đã rà soát, cho thấy các sản phẩm sữa Meiji được Cục An toàn thực phẩm cấp phép nhập khẩu và lưu hành tại thị trường VN chủ yếu là các sản phẩm Meiji Gold và Meiji Merry Mama. Riêng loại sản phẩm Meiji Step đã được cấp công bố từ tháng 6.2012 và được nhập về số lượng nhỏ, hiện tại không còn hàng bán trên thị trường.
  •  Theo Cục An toàn thực phẩm, trên các trang thông tin chính thức của Bộ Y tế Nhật Bản cũng chưa có công bố vấn đề sữa Meiji nhiễm phóng xạ. Bộ trưởng Y tế Yoko Komiyama cho biết, sẽ thường xuyên kiểm tra chỉ tiêu nhiễm phóng xạ của các sản phẩm thực phẩm dành cho trẻ nhỏ.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Bí quyết cho bé "tốt bụng".

  • Hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là nền tảng cho sự phát triển toàn diện. Vậy bé của bạn đã “tốt bụng” chưa? Làm sao để con là “bé tốt bụng”?
  • Những câu hỏi này đã được giải đáp tại buổi giao lưu tư vấn trực tiếp với chủ đề “ Bí quyết cho bé tốt bụng” do tạp chí Mẹ & Con phối hợp nhãn hàng sữa bột cao cấp Dielac Optimum – Công ty Vinamilk được tổ chức cho gần 80 bà mẹ, diễn ra ngày 9/12 vừa qua tại Tp. Đà Nẵng. Bí quyết cho bé "tốt bụng", Sức khỏe đời sống, Chương trình với sự tham gia của Bác sĩ Nguyễn Thị Lợi - Giám Đốc Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng CB Y Tế Đà Nẵng (ngồi giữa) và Bác sĩ Nguyễn Thị Nguyệt – Đại diện trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản TP. Đà Nẵng (bên trái) đã giúp các mẹ có được nhiều thông tin bổ ích

Đến với buổi giao lưu, các mẹ tại Tp.Đà Nẵng đã được các Chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tư vấn trực tiếp về: Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ; bí quyết lựa chọn dinh dưỡng phù hợp giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, lựa chọn dinh dưỡng phù hợp bao gồm hấp thu nhanh và đảm bảo cân bằng vi sinh đường ruột là chìa khóa vàng cho mẹ nâng đỡ tiêu hóa của bé. Bí quyết cho bé "tốt bụng", Sức khỏe đời sống, Sự có mặt của gần 80 mẹ đã chứng tỏ sức khỏe hệ tiêu hóa là vấn đề đang rất được quan tâm Khi được hỏi về tình trạng rối loạn tiêu hóa diễn ra thường xuyên nhưng lại không biết cách phòng tránh, Bác sĩ Nguyễn Thị Lợi đã chia sẻ: các mẹ nên chủ động trong việc chăm sóc hệ tiêu hóa, không nên đợi đến khi có rối loạn mới giải quyết. Hơn nữa, lại càng phải duy trì việc này thường xuyên theo từng giai đoạn phát triển để giúp bé trở thành “Bé tốt bụng” ngay từ những năm tháng đầu đời. Cũng tại buổi giao lưu, nhiều thông tin mới, thú vị khác cũng được Bs.Nguyễn Thị Nguyệt cung cấp thêm như: Đạm whey là loại đạm mềm nên dễ hấp thu hơn đạm sữa casein thông thường, đặc biệt, đạm whey giàu alpha lactalbumin sẽ giúp cung cấp các axit amin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. 

Ngoài việc hệ tiêu hóa non yếu của bé cần được cung cấp các chất dinh dưỡng dễ hấp thu thì cũng cần phải đáp ứng 1 yếu tố quan trọng khác, đó là đảm bảo cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do đó, mẹ nên cung cấp thêm các lợi khuẩn (probiotic) và thức ăn của chúng là các chất xơ prebiotic có trong sữa để tăng cường “ sức đề kháng” cho đường ruột. Vì vậy, khi chọn sữa công thức bạn nên cân nhắc 2 tiêu chí đã nêu: thành phần đạm dễ tiêu hoá, hấp thu và bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột để hệ tiêu hóa con khỏe mạnh, tránh được các rối loạn như táo bón hay tiêu chảy.... Bí quyết cho bé "tốt bụng", Sức khỏe đời sống, Các mẹ đã có dịp thực hành và ghi nhớ những thông tin hữu ích này trong những trò chơi thú vị Bí quyết cho bé "tốt bụng", Sức khỏe đời sống, Hai đội tham gia trò chơi rất nhiệt tình trong sự cổ vũ của các mẹ và bé ngồi dưới Bí quyết cho bé "tốt bụng", Sức khỏe đời sống, Bà Nguyễn Thị Kim Phượng 

- Đại diện nhãn hàng Dielac Optimum và Bác sĩ Nguyễn Thị Nguyệt lên trao giải cho 2 đội tham gia trò chơi Bên cạnh chương trình giao lưu, nhãn hàng sữa bột cao cấp Dielac Optimum cũng đã giới thiệu đến các mẹ một giải pháp cho dinh dưỡng phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Đây là dòng sản phẩm sữa bột tiên phong ứng dụng công thức tiêu chuẩn quốc tế Opti®-Digest bổ sung đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin giúp dễ hấp thu và hệ khuẩn có lợi Probiotic & Prebiotic đảm bảo cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Công thức này được nghiên cứu trên hai cơ sở chính là: nâng đỡ hệ tiêu hóa non yếu của trẻ và tăng sức đề kháng cho cơ quan tiêu hóa. Bí quyết cho bé "tốt bụng", Sức khỏe đời sống, Ngoài ra các mẹ còn rất hào hứng tham gia vào trò chơi tương tác “Vũ điệu của bé” tại website www.betotbung.com Bí quyết cho bé "tốt bụng", Sức khỏe đời sống, Lưu lại khoảnh khắc dễ thương của mẹ và bé Bí quyết cho bé "tốt bụng", Sức khỏe đời sống, Ra về với những phần quà dễ thương và ý nghĩa hơn khi các mẹ đã có thêm một bí quyết để giúp con là “bé tốt bụng”

Sữa công thức gây bệnh chết người ở trẻ sinh non

Tờ Washington Post vừa công bố một nghiên cứu mới của các nhà khoa học lĩnh vực sức khỏe, sinh học tại trường đại học California San Diego, Mỹ làm chấn động ngành sinh học thế giới.

Theo đó, sữa công thức là nguyên nhân phá hủy tế bào, gây viêm ruột hoại tử - căn bệnh gây tử vong cao và xảy ra phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh đẻ non. Các nhà khoa học của Đại học California San Diego thực hiện nghiên cứu này họ dựa trên các bài kiểm tra so sánh hoạt động của tiêu hóa khi hấp thụ sữa mẹ và 9 sản phẩm sữa công thức khác nhau cho trẻ sơ sinh. 

Các nhà khoa học từ lâu đã tìm hiểu việc cho trẻ sơ sinh uống nhiều sữa công thức có khả năng phát triển bệnh viêm ruột hoại tử nhiều hơn so với việc hấp thụ sữa mẹ. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn chủ quan khi lạm dụng sữa công thức. Ảnh trên: Sữa mẹ khiến các tế bào phát triển bình thường.


  • Các tế bào bị biến dạng và chết đi do ảnh hưởng của sữa công thức. Alexander Penn, một giáo sư sinh học làm việc trong phòng thí nghiệm của trường đại học California San Diego cho biết: "Ruột của trẻ thiếu niên và người trưởng thành có một niêm mạc phát triển toàn diện để ngăn chặn tác hại do các acid béo tự do gây ra." Acid béo tự do được xem là "chất tẩy rửa" có khả năng làm tổn hại tới màng tế bào. Tuy nhiên, ruột lại rất yếu ớt khi trẻ mới sinh ra, đặc biệt ở trẻ sinh thiếu tháng.

  •  Đó là lý do tại sao trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ bị viêm ruột hoại tử. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã dành nhiều thời gian để tìm ra tác động của sữa mẹ và sữa bột cho trẻ sơ sinh khi hai loại thực phẩm này tiếp xúc với các enzym tiêu hóa.

  •  Kết quả thí nghiệm trong ống nghiệm cho thấy, việc tiêu hóa sữa công thức làm chết các tế bào hoặc gây độc tế bào trong vòng chưa đầy 5 phút ở một số trường hợp, nhưng sữa mẹ lại không xảy ra tình trạng trên. Ví dụ, việc tiêu hóa sữa công thức làm chết 47% đến 99% bạch cầu trung tính trong khi chỉ có 6% tế bào bị hủy hoại khi tiêu hóa sữa.

 

 Nghiên cứu còn cho thấy rằng sữa mẹ làm xuất hiện một cơ chế được xây dựng trong cơ thể trẻ để ngăn chặn khả năng gây độc. Sữa bột công thức giải phóng hàm lượng cao các axit béo tự do trong quá trình tiêu hóa, nhưng sữa mẹ được tiêu hóa trong một quá trình, chậm hơn, kiểm soát nhiều hơn. Hiện nay, nhiều nhà sản xuất các sản phẩm đặc biệt cho sơ sinh đang nghiên cứu và hướng đến các sản phẩm sữa phi công thức. Mặc dù vậy, nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nhất.