Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Rét đậm-Trẻ bị bỏng nước sôi gia tăng


 Khoa Bỏng trẻ em của Viện Bỏng quốc gia đang điều trị 44 bệnh nhi bị bỏng nặng. Đa số trẻ bị bỏng nước sôi trong lúc chuẩn bị tắm.

Nữ hộ sinh bất cẩn, trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi bị bỏng
Trẻ bị bỏng tăng đột biến trong dịp hè
Chị Ma Thị Dỉnh (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) đang chăm sóc con tại Viện Bỏng quốc gia cho biết: “Cháu nhà tôi bị bỏng lúc tôi vừa lấy nước tắm cho cháu. Vừa đổ nước trong phích điện ra thì cháu đi vào và ngã. Tay chống vào chậu nước nóng chưa kịp pha”.




Trước tình trạng trẻ bị bỏng nước sôi gia tăng, bác sỹ Phạm Băng Tâm - Khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng quốc gia khuyến cáo: “Chúng ta phải để phích nước xa tầm tay của trẻ. Nên dùng phích có nút đậy kín. Khi pha nước tắm cho trẻ phải pha nước lạnh trước, sau đó mới cho nước nóng vào và phải có người lớn ở bên cạnh”.

Bác sĩ Tâm cũng nói thêm rằng, nếu chẳng may các cháu bị bỏng thì phải gỡ bỏ quần áo có dính nước sôi, ngâm vùng bỏng vào nước mát từ 16 -20 độ C. Nếu trời rét mà diện bỏng rộng thì việc ngâm nước mát phải chú ý, không để các cháu bị cảm lạnh. Tại vết bỏng không nên bôi trứng gà, mẻ, tương, dầu hỏa.

Cũng tại Viện Bỏng quốc gia, số trẻ bị bỏng do sưởi ấm bằng than ít hơn nhiều so với mọi năm. Từ đầu mùa lạnh đến nay, chỉ có một bệnh nhân bỏng nặng điều trị tại viện này. Đó là cháu Vi Thị Ơn, 6 tháng tuổi ở xã Châu Thắng, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

Sau vụ hỏa hoạn do mẹ cháu để chậu than củi dưới gầm giường, cháu bé này bị bỏng độ 5, tổn thương một nửa diện tích cơ thể. Như vậy, dù có giảm nhưng tai nạn từ việc sưởi ấm bằng than vẫn tiềm ẩn.

Để phòng tránh, người dân không nên để chậu than củi dưới gầm giường hoặc gần những vật dễ bắt lửa và không được đóng kín cửa. Tuyệt đối không dùng bếp than tổ ong để sưởi ấm vì dễ gây tử vong do bị ngạt khí than./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét